Tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù là trường hợp người phạm tội đang chấp hành hình phạt tù, nhưng vì một trong những lý do trên mà người phạm tội được xin tạm ngừng chấp hành hình phạt tù trong một thời gian nhất định.
MỤC LỤC
1. Thẩm quyền đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù?
Căn cứ Điều 36 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về thủ tục đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù bao gồm:
– Thẩm quyền đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù được quy định như sau:
+ Trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng;
+ Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu;
+ Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu.
– Cơ quan có thẩm quyền nơi phạm nhân đang chấp hành án quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Thi hành án hình sự 2019 có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù và chuyển cho Tòa án có thẩm quyền xem xét, quyết định.
– Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu nơi phạm nhân đang chấp hành án phải xem xét, quyết định. Trường hợp không đồng ý tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù thì Chánh án Tòa án phải có văn bản thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp và cơ quan đề nghị tạm đình chỉ, trong đó nêu rõ lý do không chấp nhận.
Ngoài ra, việc tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù để xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm do người đã kháng nghị quyết định.
2. Hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù gồm những gì ?
Tại Điều 5 Thông tư liên tịch 02/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP quy định về quan hệ phối hợp trong việc thực hiện trình tự, thủ tục tạm đình chỉ và giảm thời hạn chấp hành án phạt tù nêu rõ thành phần hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, bao gồm :
– Đơn đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù cho phạm nhân của người thân thích với phạm nhân đó, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phạm nhân cư trú;
– Văn bản đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù của Giám thị trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an hoặc Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh hoặc cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu; Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu (trong trường hợp do Viện kiểm sát đề nghị);
– Bản sao bản án, quyết định hoặc bản sao trích lục bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật;
– Bản sao Quyết định thi hành án phạt tù.
Ngoài ra, đối với phạm nhân là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi phải có kết luận của bệnh viện cấp huyện trở lên về việc phạm nhân có thai hoặc bản sao Giấy khai sinh hoặc Giấy chứng sinh của con phạm nhân, xác nhận của Giám thị trại giam, trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi phạm nhân đang chấp hành án về việc họ đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi trong trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ;
Đối với phạm nhân bị bệnh nặng phải có kết luận của Hội đồng giám định y khoa hoặc bản sao bệnh án, kết luận của bệnh viện cấp tỉnh hoặc cấp quân khu trở lên về tình trạng sức khỏe của người đó. Riêng phạm nhân bị nhiễm HIV đã chuyển giai đoạn lâm sàng IV phải có kết quả xét nghiệm HIV theo quy định của Bộ Y tế và bản sao Bệnh án hoặc kết luận của cơ quan y tế có thẩm quyền khẳng định đã chuyển giai đoạn lâm sàng IV, đang có nhiễm trùng cơ hội, không có khả năng tự phục vụ bản thân và có tiên lượng xấu;
Đối với phạm nhân được đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù vì lý do là lao động duy nhất trong gia đình phải có Bản tường trình có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phạm nhân về cư trú về việc phạm nhân là lao động duy nhất trong gia đình, nếu tiếp tục chấp hành án phạt tù thì gia đình sẽ gặp hoàn cảnh khó khăn đặc biệt;
Đối với phạm nhân được đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù do nhu cầu công vụ phải có văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương hoặc đơn vị quân đội có liên quan đến việc thực hiện công vụ đó;
Bên cạnh đó, hồ sơ còn gồm các tài liệu khác liên quan (nếu có).
3. Trình tự, thủ tục lập và thẩm định hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù
Theo Điều 8 Thông tư liên tịch 02/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP quy định về trình tự, thủ tục lập và thẩm định hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù như sau:
– Hội đồng xét, đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù của trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an lập hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù cho phạm nhân đang chấp hành án phạt tù tại trại giam, trại tạm giam đó và chuyển cho Cục Cảnh sát quản lý trại giam, Cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng Bộ Công an để xem xét, thẩm định.
– Hội đồng xét, đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù của trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng lập hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù cho phạm nhân đang chấp hành án phạt tù tại trại giam, trại tạm giam đó và chuyển cho cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng để xem xét, thẩm định.
– Hội đồng xét, đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù của trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện lập hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù cho phạm nhân đang chấp hành án phạt tù tại trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện và báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh xem xét, thẩm định.
– Hội đồng xét, đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù của trại giam, trại tạm giam thuộc quân khu lập hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù cho phạm nhân đang chấp hành án phạt tù tại trại giam, trại tạm giam thuộc quân khu và chuyển cho cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu để xem xét, thẩm định.
– Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, cơ quan có thẩm quyền thẩm định hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù phải xem xét, thẩm định và có văn bản trả lời cho cơ quan lập hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ.
+ Nếu hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù chưa đầy đủ tài liệu thì cơ quan thẩm định yêu cầu cơ quan lập hồ sơ bổ sung hoặc làm rõ thêm. Thời hạn 02 ngày làm việc để xem xét, thẩm định được tính lại, kể từ ngày cơ quan thẩm định nhận được tài liệu bổ sung hoặc văn bản giải trình về vấn đề cần được làm rõ thêm.
+ Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến đồng ý của cơ quan thẩm định, trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, trại giam thuộc quân khu làm văn bản đề nghị Tòa án có thẩm quyền xem xét, quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù.
+ Đối với hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù cho phạm nhân đang chấp hành án phạt tù tại trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, trại tạm giam thuộc quân khu, sau khi thẩm định và đồng ý, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có văn bản đề nghị Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu nơi phạm nhân đang chấp hành án xem xét, quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù.
– Đối với phạm nhân bị phạt tù từ 15 năm trở xuống bị nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng IV đang có các nhiễm trùng cơ hội và không có khả năng tự phục vụ bản thân, có tiên lượng xấu, nguy cơ tử vong cao, cơ quan có thẩm quyền đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều 36 của Luật Thi hành án hình sự 2019 lập hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù và chuyển cho Chánh án Tòa án có thẩm quyền xem xét, quyết định mà không cần phải thẩm định hồ sơ đề nghị như các trường hợp khác.
+ Cùng với việc gửi hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân quy định tại Khoản 6 Điều 8 Thông tư liên tịch 02/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP cho Tòa án có thẩm quyền thì đồng thời sao gửi hồ sơ này cho Viện kiểm sát cùng cấp.
– Đối với phạm nhân thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều 67 của Bộ luật Hình sự 2015, nếu bị kết án về các tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia thì phải có văn bản đồng ý của Bộ trưởng Bộ Công an hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Đối với phạm nhân thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều 67 của Bộ luật Hình sự 2015, nếu bị kết án về các tội đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia hoặc bị kết án tù chung thân mà chưa được giảm xuống tù có thời hạn thì phải có văn bản đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và văn bản đồng ý của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
– Qua công tác kiểm sát thi hành án, nếu thấy có phạm nhân đủ điều kiện được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, Viện kiểm sát tự mình hoặc có văn bản yêu cầu Giám thị trại giam, trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cấp quân khu lập hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù cho phạm nhân đó.
+ Trường hợp Giám thị trại giam, trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cấp quân khu lập hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù cho phạm nhân theo yêu cầu của Viện kiểm sát thì trình tự, thủ tục được thực hiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư liên tịch 02/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP.
Trên đây là tư vấn của luật sư về vấn đề Thủ tục đề nghị tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù. Nếu bạn có vướng mắc, hãy nhấc máy và gọi 0904902429 hoặc 0913597479 để trao đổi trực tiếp với luật sư tư vấn hình sự.